Các sản phẩm tem dán hiện nay được tạo ra từ nhiều chất liệu in tem nhãn khác nhau. Mỗi chất liệu lại có những đặc điểm riêng và tạo ra những tem nhãn phù hợp với ngành nghề kinh doanh, sản xuất. Tuỳ vào nhu cầu sử dụng khách hành có thể tự chọn cho mình loại chất liệu phù hợp với sản phẩm. Sau đây là những chia sẻ về 7 chất liệu để in tem nhãn phổ biến nhất 2022 và cách lựa chọn đúng chất liệu in tem có tác dụng gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Contents
Các chất liệu dùng để in tem nhãn mác
Mỗi loại vật liệu sẽ có một ưu nhược điểm riêng để phù hợp cho tình huống và mục đích sử dụng.
Chất liệu decal PE mạ kim loại
Đây là loại chất liệu để in tem nhãn có lớp mạ crom hoặc tráng gương giống thép không gỉ. Loại vật liệu này có 2 bề mặt mờ và bóng. Ưu điểm là để in tem chịu nhiệt, ẩm ướt và nó thường đi kèm với một chất kết dính vĩnh viễn.
Chất liệu nhựa công nghiệp
Người ta thường dùng chất liệu này để in tem nhãn dùng ngoài trời. Bởi với khả năng chống phai UV, chống chịu thời tiết và hoá chất. Ngoài ra vật liệu này có đặc tính co giãn tốt nên thường được lựa chọn làm nhãn mác đường ống và dây cáp ngầm hay đề can ô tô, xe máy và một số thiết bị công nghiệp khác.
Chất liệu vinyl tự huỷ
Đối với vật liệu này thường dùng để sản xuất tem nhãn niêm phong và chống hàng giả. Nó sẽ tự vỡ ra sau khi bị bóc tem.
https://temnhanbaominh.com/in-tem-nhan-binh-duong.html
Chất liệu vinyl tự dính
Người ta sẽ sử dụng giấy decal tự dính thông thường để làm các loại đề can không cần phủ thêm lớp chất kết dính. Bởi nó sử dụng tĩnh điện để dính vào bề mặt. Loại chất liệu này thường để làm các tem mác trên thuỷ tinh, kim loại và các bề mặt mịn.
Chất liệu decal trong suốt hoặc trắng
Chất liệu PP để tạo ra các loại tem mác chống ăn mòn, oxi hoá. Loại chất liệu này thường trong suốt hoặc bóng mờ và một lớp keo dùng để dán lên các bề mặt sản phẩm hoặc bao bì bên ngoài có thể bám dính chắc chắn.
Chất liệu decal giấy bạc phản quang
Giấy bạc phản quanh là hợp chất có thể sử dụng để làm tem nhãn có màu sắc rực rơ hoặc được phủ trên bề mặt tổng hợp. Dưới ánh sáng tự nhiên tem nhãn sẽ có các màu sắc nổi bật như đỏ, xanh lá cây, hồng và cam. Chúng thường được sử dụng làm nhãn cảnh báo bởi chúng thể hiện màu sắc bắt mắt, gây chú ý. Chất liệu tem này có sẵn cả hai màu sáng hoặc mờ, bạc hoặc vàng đều đi kèm với chất kết dính vĩnh viễn.
Giấy lito
Khi sử dụng máy in tem bằng laser công nghiệp hay sử dụng máy in tem với phương pháp in nhiệt trực tiếp trong văn phòng thì thường sử dụng chất liệu này. Loại chất liệu này đi kèm với chất kết dính vĩnh viễn hoặc bám dính một lần. Loại này được ứng dụng để dán nhãn thực phẩm hoặc đồ ăn.
Trên đây là chia sẻ các loại chất liệu để in tem nhãn phù hợp. Nếu bạn chưa xác định được loại chất liệu cần dùng, vui lòng liên hệ với Tem nhãn Bảo Minh để được tư vấn cụ thể.
>>>Tìm hiểu thêm Đơn vị in tem nhãn màng co tại Bình Dương